Vấn đề chung của phân loại rác tại nguồn:
Phân loại rác tại nguồn là vấn đề không phải của riêng ai mà là vì cộng đồng xanh, bảo vệ môi trường. Vậy mỗi gia đình chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?
Phân loại rác tại nguồn như thế nào?
Vậy làm thế nào để phân loại rác?
Rác thải được chia thành 3 loại như sau: rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ, và rác thải còn lại. Những hình minh họa dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn và phân loại dễ dàng.

Rác vô cơ bao gồm các loại như: nhóm giấy, nhựa, bao bì nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh, gạch, vỏ sò, băng đĩa, quần áo,…

Rác hữu cơ bao gồm các loại như: nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật,…

Rác thải còn lại: là những loại không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải.
Nên bắt đầu từ đâu
1. Xây dựng thói quen ngay từ bây giờ
Khi đã biết được đâu là rác vô cơ, rác hữu cơ, và rác thải còn lại thì việc mà mỗi hộ gia đình cần làm nữa chính là xây dựng thói quen bỏ rác đúng cách. Việc xây dựng một thói quen mới đối với những hộ gia đình có nhiều trẻ em thì không hề dễ dàng. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, vì ở mỗi trường học đều đã chuẩn bị sẵn sàng 3 thùng rác để phân loại, việc còn lại là hướng các em nhỏ làm quen dần với việc bỏ rác đúng nơi quy định. Vì thế, ở mỗi hộ gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn sàng những thùng rác nhỏ và viết tên lên như ở trường học thì chắc chắn bạn sẽ không mất nhiều thời gian để hướng dẫn các cháu bỏ rác đúng nơi quy định.
Theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TPHCM của UBND TPHCM ngày 14-11-2018, chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Từ 24-11, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TPHCM có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại. Vì thế mỗi hộ gia đình cần lưu ý và có thái độ tích cực với việc phân loại rác, và có thông tin cho rằng: nếu người dân sài gòn không phân loại rác thì có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Sắp tới các sẽ thay đổi việc thu rác, sẽ không còn 1 xe thu tất cả các loại rác như trước đây nữa, mà sẽ có đến 3 xe, và ở hộ gia đình nào chưa phân loại rác thì có thể sẽ bị từ chói thu rác, nếu nhiều lần thì sẽ bị xử lý bằng biên bản, nặng hơn thì phạt tiền.
2. Tiết kiệm nguồn tài nguyên – Bảo vệ môi trường
Kết luận
Để tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường thì mỗi hộ gia đình cần thay đổi thói quen xử lý rác thải sinh hoạt. EIG chúng tôi sẽ đồng hành cùng gia đình các bạn trong việc sản xuất túi đựng rác 3 màu. Chúng tôi sẽ không ngừng cải tiến để mang lại sự tiện dụng cho quý khách.
Pingback: Xu hướng quà tặng doanh nghiệp 2019 không thể bỏ qua